Thủy Kính tiên sinh: Sự ẩn hiện huyền cơ trong Tam Quốc. Bài 2: Một kỳ nhân đầy bí ẩn
Suy ngẫm cùng giai thoại về Khổng Tử (*)
Có rất nhiều giai thoại về Khổng Tử đáng để người đời sau luôn phải suy gẫm hàng ngày trong cuộc sống. Dưới đây là một vài mẩu chuyện.
1.Trí và Nhân
Tử Lộ yết kiến Khổng Tử . Khổng Tử hỏi: "thế nào là người trí, thế nào là người nhân ?"
Tử Lộ thưa: "Người trí là người làm thế nào để người ta biết mình; người có nhân là làm thế nào để người ta yêu mình "
Khổng Tử bảo: " Nhà ngươi nói như vậy cũng khá ( tạm ) gọi là người có học vấn ( trí thức )".
Tử Lộ ra, Tử Cống vào. Khổng Tử lại hỏi: " Người trí, người nhân là người như thế nào ?" .
Tử Cống thư: " Người trí là người biết người; người nhân là người yêu người ".
Khổng Tử bảo: " Nhà ngươi nói như vậy cũng khá gọi là người có học vấn ".
Tử Cống ra, Nhan Hồi lại vào. Khổng Tử lại đem việc người trí, người nhân ra hỏi.
Nhan Hồi thưa: "Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình ".
Khổng Tử bảo: " Nhà ngươi nói như vậy mới đáng gọi là bậc sỹ quân sử ( người trí thức quân tử ).
2. Người khôn sống lâu
Vua Ai Công nước Lỗ hỏi Khổng Tử : " Người khôn có sống lâu không ?"
Khổng Tử đáp: - có, khôn thì sống lâu chứ dại sống lâu sao được. Người ta có ba cái chết do tự mình làm ra chứ không phải số mệnh nào cả.
Một là: ăn uống không có chừng mực, thức, ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng chơi bời quá, như thế phải chết vì bệnh tật.
Hai là: Phận mình là người dưới mà xúc phạm đến người trên, lòng tham muốn không chừng, tính yêu cầu không biết chán, nhiều tham vọng mơ hồ; người như thế sẽ chết vì hình pháp.
Ba là: Mình ngu mà mình địch với người khôn, mình yếu mà khinh bỉ người mạnh, không biết lượng sức mình mà cứ giận giữ, hoang tưởng làm liều; người như thế thì chết vì binh đao.
3. Theo ai phải suy tính cẩn thận
Một hôm Khổng Tử thấy người đánh lưới chim sẻ chỉ bắt được toàn sẻ non vàng mép, liền hỏi rằng:
- Ông không bắt được sẻ già là tại làm sao ?
Người đánh lưới nói: - Chim sẻ già biết sợ nên khó bắt; sẻ non tham ăn cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà biết theo sẻ già, thì bắt sẻ non cũng khó. Nhưng nếu sẻ già mà lại theo sẻ non, thì bắt sẻ già cũng dễ.
Khổng Tử quay lại bảo học trò rằng:
- Biết sợ để tránh tai hại, tham ăn mà quên nguy vong: đó đều là tính tự nhiên của sinh vật vậy.
4. Khổng Tử gặp Lão Tử hỏi về lễ
Trong lịch sử Trung Hoa, có một giai thoại – mà người ta tin rằng đó là hư cấu – viết rằng: một lần Khổng Tử đến yết kiến Lão Tử ở Lạc Ấp, khi tiễn biệt Lão Tử khuyên:
- Tôi nghe nói người giàu sang tiễn nhau bằng tiền bạc, người nhân tiễn nhau bằng lời nói. Tôi không phải là người giàu sang, mạn phép tự coi là người nhân mà tiễn ông bằng lời này: kẻ thông minh và sâu sắc thì khó sống vì ham phê bình người; kẻ giỏi biện luận, biết nhiều thì nguy tới thân vì hay nêu cái xấu của người. Kẻ làm con và kẻ làm tôi đều không có cách gì để giữ mình cả.
Một lần gặp khác, Khổng Tử hỏi về lễ Lão Tử đáp:
- Những người ông nói đó, thịt xương đều đã tan nát cả rồi, chỉ còn lại lời của họ thôi. Vả lại, người quân tử nếu gặp thời thì ngồi xe ngựa, không gặp thời thì đội nón lá và đi chân trần.
Tôi nghe nói người buôn giỏi thì giấu kĩ vật quí, coi ngoài như không có gì; người quân tử đức cao thì dung mạo như ngu độn.
Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái vẻ hăm hở cùng cái chí quá hăng của ông đi,
những cái đó không có ích gì cho ông đâu. Tôi chỉ khuyên ông có bấy nhiêu thôi!
Khổng Tử về nói với môn sinh:
- Loài chim ta biết nó bay được, loài cá ta biết nó lội được, loài thú ta biết nó chạy được.
Chạy thì ta dùng lưới để bẫy, lội thì ta dùng câu để bắt, bay thì ta dùng tên để bắn.
Đến loài rồng cưỡi gió mây mà lên trời thì ta không sao biết được.
Nay ta đã được gặp Lão Tử – ông ấy như con rồng vậy.
Song phúc hay hoạ lại ở cái chỗ theo khôn hay theo dại. Cho nên người quân tử ( thiện trí thức ) trước khi theo ai phải suy tính cẩn thận.
Theo ai mà biết phòng xa, có nhiều kinh nghiệm sống thì được phúc và an thân. Theo ai mà hay nông nổi như kẻ trẻ dại thì bị hoạ và khổ xác.
(*) Tựa bài do luatsuhongocdiep.vn đặt