Luật sư Hồ Ngọc Diệp - Đoàn Luật sư Thành Phố Hồ Chí Minh

Mô hình tố tụng hình sự của Anh và xứ Wales (3)

05/07/2017, 14:08

Trong mô hình tố tụng tranh tụng nổi tiếng tại Anh và xứ Wales, 3 chức năng buộc tội - bào chữa - xét xử được ví như là ba đỉnh của một tam giác cân, tại đó vị trí, vai trò của chức năng buộc tội và chức năng bào chữa là hai đỉnh ngang nhau, đỉnh còn lại là chức năng xét xử với vai trò của Thẩm phán như một trọng tàỉ không thiên vị, đảm bảo pháp luật và thủ tục tố tụng được áp dụng một cách đúng đắn.

IV. Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của tố tụng.

Trong hệ thống tranh tụng tại nước Anh, Công tố viên là “diễn viên chính” vì Công tố viên phải trình bày vụ án trước tiên cùng với các chứng cứ và nhân chứng của mình trước Bồi thẩm đoàn và Thẩm phán, kiểm tra chéo chứng cứ đưa ra bởi phía luật sư để bảo vệ việc truy tố của mình một cách khách quan và không thiên vị. Như đã trình bày ở phần trên, để phiên tòa xét xử diễn ra công bằng, hiệu quả và không thiên vị, mối quan hệ hợp tác giữa Công tố viên và người bào chữa trước, trong và sau phiên tòa là yếu tố quan trọng, nếu không nói là quyết định, đảm bảo sự thành công của quy trình, thủ tục tố tụng hình sự.

Xuất phát từ nguyên tắc “bình đẳng về mặt quyển năng” trong tố tụng tranh tụng, luật sư bào chữa được tạo điều kiện ngang bằng trong việc trình bày vụ án cùng với các chứng cứ của mình ra trước Bồi thẩm đoàn và Thẩm phán, cũng như trong hoạt động thu thập chứng cứ truớc phiên tòa. Tại phiên tòa xét xử, việc kiểm tra chéo chứng cứ tiến hành bởi luật sư bào chữa đối với nhân chứng và giám định viên, là những người đưa ra chứng cứ bất lợi đối với bị cáo, thì thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều so với hệ thẩm vấn [31] . Tương tự như vậy việc tiếp cận hồ sơ, các chứng cứ có được trong vụ án của nhau cũng được hai bên trao đổi, chỉ có những điểm còn mâu thuẫn hay nghi ngờ còn lại mới được đưa ra xem xét cuối cùng tại phiên tòa. Như vậy có thể kết luận, mối quan hệ giữa buộc tội và bào chữa trong tố tụng tranh tụng của Anh có liên quan mật thiết với nhau; tuy khác nhau về mục tiêu nhưng chức năng buộc tội trong tố tụng tranh tụng lại có thể là tiền đề cho chức năng gỡ tội và ngược lại.

Liên quan đến chức năng xét xử trong tố tụng tranh tụng, hệ thống này phụ thuộc rất lớn vào một người ra quyết định thụ động và trung lập để phán quyết đối với tranh chấp được đưa ra bởi các bên đối lập. Thẩm phán không được đưa ra bất kỳ phán quyết nào cho đến khi kết thúc việc tranh tụng và không được tham gia một cách tích cực vào việc thu thập chứng cứ. Hoạt động xét xử trung lập của Tòa án sẽ đảm bảo tính chất công bằng trong hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, cũng đã có những thay đổi trong thời gian qua đối với vai trò của Thẩm phán hình sự Anh. Trong một số trường hợp các Thẩm phán của Anh có thể đặt câu hỏi bổ sung cho nhân chứng và đưa ra bình luận về phần trả lời của họ. Các Thẩm phán đôi khi bị Tòa phúc thẩm phê bình vì đã quá tích cực. Nhiều học giả cho rằng điều này đã đi ngược lại với sự tự do của các bên được trình bày vụ việc theo cách của mình - yếu tố cơ bản của tố tụng tranh tụng cổ điển [32] .

V. Các giai đoạn tố tụng hình sự.

1. Giai đoạn điều tra sơ bộ

Hoạt động điều tra của cảnh sát chù yếu được điều chỉnh bởi Luật Chứng cứ hình sự và cảnh sát năm 1984 (gọi tắt là PACE) sửa đổi và các luật hướng dẫn thực thi. Hầu hết các hơạt động điều tra do cảnh sát thực hiện, gồm: Thu thập chứng cứ, xác minh căn cước, bắt giữ, thẩm vấn và buộc tội người bị tình nghi [33] . Cơ quan công tố Hoàng gia là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và quyết định có truy tố một tội phạm ra toà hay không. Các vụ án sẽ được Viện công tố nhân danh Hoàng gia truy tố ra toà cấp cơ sở và Tòa án trung cấp. Bị cáo được quyền kháng cáo phúc thẩm về việc định tội và lượng hình trong khi VCT cũng có quyền kháng nghị phúc thẩm nhưng bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định.

Thẩm quyền cụ thể của cảnh sát khi tiến hành các biện pháp ngăn chặn như sau:

1.1. Bắt giữ

Bắt giữ là biện pháp ngăn chặn được thực hiện trên những căn cứ do luật quy định.

Về căn cứ bắt: Điều 24 (mới) của PACE quy định rằng cảnh sát có quyền bắt người dựa trên sự nghi ngờ có căn cứ rằng người đó đã thực hiện, đang thực hiện hoặc sẽ thực hiện một tội phạm, nếu cảnh sát có căn cứ hợp lý tin rằng cần thiết phải bắt một người để: (i) làm rõ tên và địa chỉ của người đó; (ii) ngăn ngừa người đó gây ra thương tổn cho chính mình và cho người khác, gây ra thiệt hại hay mất mát về tài sản, hay thực hiện một tội phạm chống lại trật tự công trong tình huống công chúng đang thực hiện hoạt động bình thường mà không thể tránh được sự xâm hại của người đó; (iii) bảo vệ trẻ em hay những người dễ bị tổn thương trước người bị tình nghi; (iv) bảo đảm điều tra nhanh chóng và có hiệu quả về tội phạm mà người đó thực hiện; (v) ngăn ngừa người đó trốn. Đây là các điều kiện cần thiết để thỏa mãn các yêu cầu của Điều 5(1)(c) của ECHR rằng việc tước đoạt tự do bằng biện pháp bắt và tạm giam hợp pháp được phép nếu nó tuân theo những trình tự, thủ tục quy định theo luật.

Khi một người đã bị bắt, phát sinh một số quyền và nghĩa vụ, tùy thuộc vào ai thực hiện việc bắt và việc bắt thực hiện ở đâu. Khi cảnh sát thực hiện việc bắt, người bị bắt phải được đưa đến đồn cảnh sát ngay khi có thể [34] . Luật quy định, người bị bắt phải được chuyển đến đồn cảnh sát chỉ định trong vòng sáu giờ kể từ lúc bắt. Tại đồn cảnh sát, một nhân viên phụ trách việc tạm giữ có trách nhiệm đảm bảo rằng các quy định của PACE và Luật C về giám sát người bị tình nghi được tuân thủ [35] .  Nhân viên phụ trách việc tạm giữ phải quyết định đã có đủ chứng cứ để khởi tố người bị bắt hay chưa [36] , đồng thời, tiến hành các hoạt động cần thiết để bảo quản chứng cứ liên quan đến tội phạm và để thu thập chứng cứ qua việc lấy lời khai người này, ghi lại thông tin về các thủ tục thực hiện liên quan đến người bị tình nghi và căn cứ để giam họ cho đến khi người bị bắt được thả hay được chuyển tới nơi khác.

Trước khi dẫn giải người bị bắt đến đồn cảnh sát, cảnh sát có thể khám. Cảnh sát có quyền khám người bị bắt ngoài đồn cảnh sát (thường khám vũ khí), nếu cảnh sát có căn cứ cho rằng người đó có thể gây nguy hiểm cho chính mình hay người khác [37] . Cảnh sát cũng có quyền khám người bị bắt nếu cảnh sát có căn cứ cho rằng người này có thể đã giấu giếm vật để sử dụng cho việc trốn khỏi nơi giam hoặc chứng cứ liên quan đến tội phạm [38] . Cảnh sát có thể khám nơi ở khi người đó đang hiện diện hoặc ngay sau khi người đó bị bắt, để tìm chứng cứ của tội phạm, nếu cảnh sát có căn cứ hợp lý để tin rằng chửng cứ có trong chỗ ở của người này [39] . Cảnh sát có thể hoãn việc đưa người bị bắt đến đồn cảnh sát nếu sự xuất hiện của người bị bắt ở nơi khác là “cần thiết để thực hiện việc điều tra khi có lý do để hành động ngay” [40] .

Việc giữ người chỉ trong thời hạn 24 giờ. Sau 24 giờ, người bị tạm giữ phải bị khởi tố hay được thả, trừ khi cảnh sát viên cao cấp cho rằng việc tạm giam là cần thiết để bảo đảm chứng cứ truy tố tội phạm, đảm bảo việc điều tra được thực hiện một cách “cẩn trọng và nhanh chóng” [41] thì có thể gia hạn tạm giữ tiếp 12 giờ. Trường hợp đặc biệt, theo Luật khủng bố năm 2000 và năm 2006 Tòa án cho phép tạm giam mà không có khởi tố trong vòng 28 ngày, tạm giam người di dân bất hợp pháp bị tình nghi theo Luật di dân năm 1971 được phép trong 24 giờ kể từ “thời điểm liên quan”, sớm hơn thời điểm bắt hay đến đồn cảnh sát [42] .

Nếu Điều tra viên thấy cần tiếp tục tạm giữ trước khi khởi tố thì phải đưa người bị tạm giữ ra trước Tòa án Magisrtrate (Tòa án quận) để cấp một lệnh tạm giam bổ sung sau 24 giờ. Người bị tình nghi có quyền mời luật sư của mình ngay khi đến đồn cảnh sát. Lệnh tạm giam có thể được gia hạn, nhưng tổng thời gian giam mà không khởi tố không được vượt quá 96 giờ từ “thời điếm liên quan” [43] .

1.2. Dừng phương tiện

Luật PACE quy định nhân viên cảnh sát có quyền dừng phương tiện khi có căn cứ nghi ngờ hợp lý rằng phương tiện có chứa các vật cấm, vật trộm cắp hay một vật phẩm có lưỡi nhọn hay hình sắc trong người bị giữ có khả năng gây thương tích. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ như quyền dừng và khám tìm vũ khí tấn công nguy hiểm thực hiện trong một địa bàn xác định trong vòng 24 giờ, và có thể gia hạn thêm 6 giờ mà không cần sự nghi ngờ hợp lý, nếu cảnh sát tin rằng cần nhanh chóng làm như vậy để ngăn chặn bạo lực nghiêm trọng tại địa bàn; quyền khám xét các vật cẩm, vật trộm cắp, vật có lưỡi hay vật thể sắc nhọn được dùng để gây thương tích nhằm ngăn ngừa tội phạm khủng bố.

Quyền dừng và khám xét phát sinh từ quyền tạm giữ. Các phương tiện bị dừng có thể chỉ bởi một nhân viên cảnh sát mặc quân phục [44] .Vũ lực hợp lý có thể được sử dụng nếu cần thiết để giúp nhân viên cảnh sát thực thi quyền của mình [45] . Tuy nhiên, cần phải đảm bảo thủ tục, trình tự khám theo quy định [46] .  Nhân viên cảnh sát phải lập biên bản khám [47] và thông báo về việc khám phương tiện khi không có chủ phương tiện.

1.3. Khám xét nơi ở

Lệnh khám xét được ban hành nhằm mục đích tìm kiếm các vật chứng có khả năng là chứng cứ của tội phạm [48] . Theo luật PACE, việc khám xét nơi ở phải cỏ lệnh của Thẩm phán, nhưng theo thông luật, cảnh sát được khám xét nơi ở nểu được sự đồng thuận của người chiếm hữu nhà ở đó, hoặc trong các trường hợp cảnh sát được quyền khám xét mà không cần lệnh. Nếu không có các điều kiện này, việc khám xét là không hợp pháp [49] .

Thủ tục để có lệnh. Hầu hết các lệnh được ban hành bởi Thẩm phán cấp huyện trên cơ sở đơn đề nghị của cảnh sát, kèm theo bản giải thích tóm tắt thông tin và người nộp đơn phải trả lời các câu hỏi của Thẩm phán nhằm xác định cụ thể các vật và người muốn tìm. Điều 15(6) quy định rằng lệnh phải chỉ rõ tên, ngày ban hành, ban hành theo luật nào, nhà nào được khám (nếu lệnh khám một nhà cụ thể) hay tên của người cần điều tra (nếu khám tất cả các nhà).

Thực thi lệnh. Lệnh có hiệu lực trong ba tháng [50] . Về thủ tục, cảnh sát phải trình lệnh cho người chiếm hữu nơi ở và phải cung cấp cho người chiếm hữu nơi ở một bản sao lệnh khám xét [51] .  Người chiếm hữu phải được nhận một “Thông báo về quyền” giải thích về quyền khám xét và phạm vi thẩm quyền theo luật liên quan [52] . Cảnh sát có thể dùng vũ lực hợp lý nếu cần thiết [53] .

Các việc ủy quyền khác liên quan đến việc xâm hại quyền bí mật riêng tư. Việc nghe trộm phương tiện thông tin, bao gồm thư điện tử, có thể được cho phép bởi Bộ trưởng Bộ Nội vụ nếu việc đó là cần thiết vì lợi ích an ninh quốc gia hay để phát hiện và ngăn chặn tội phạm nghiêm trọng, hoặc để bảo vệ hoạt động bình thường của nền kinh tế nước Anh và thực hiện các thỏa thuận tương trợ tư pháp quốc tế nhằm ngăn ngừa và hay phát hiện tội nghiêm trọng [54] . Các thông tin có được từ biện pháp này không thể sử dụng tại Tòa án bởi yêu cầu bảo vệ nguồn và bởi không thể giải thích tại tòa về nguồn chứng cứ thu thập được [55] .  Việc nghe trộm bí mật của hệ thống không cần lệnh và không áp dụng cơ chế pháp luật.

Quyền bí mật riêng tư có nguồn gốc từ quyền được tôn trọng bí mật cá nhân và gia đình, nhà cửa và liên lạc theo Điều 8 ECHR và Luật quyền con người năm 1988. Khi việc cho phép tìm kiếm và lấy tài liệu từ nơi ở riêng tư [56] ,  văn phòng làm việc hay việc thu được các thông tin liên quan đến bí mật cá nhân, các tài liệu báo chí bí mật, cần có sự đồng ý của đại diện chính quyền trung ương [57] (người được bổ nhiệm bởi Thủ tướng, các quyết định của người này được miễn trừ xem xét tư pháp). Giấy phép đặt máy nghe trộm hay bẻ mã khóa được ban hành chỉ khi quan chức có thẩm quyền cho là cần thiết để phát hiện và ngăn ngừa tội phạm nghiêm trọng mà không có cách nào khác có hiệu quả hơn. Tội phạm nghiêm trọng có thể là tội phạm liên quan đến sử dụng vũ lực, dẫn đến việc thu lợi nhuận tài chính lớn và được thực hiện bởi nhiều người vì mục đích chung (có khả năng tạo ra sự phản đối của công chúng lớn) [58] hay có khả năng dẫn đến bản án với hình phạt ba năm tù [59] . Đối với các quyền đơn giản hơn, được chuyển tới cơ quan an ninh (MI5) thực hiện theo Bộ luật về cơ quan tình báo an ninh năm 1994.

Các dạng giám sát khác được điều chỉnh theo Luật về quyền điều tra năm 2000. Việc giám sát xâm nhập (gồm giám sát các cuộc đối thoại và sự di chuyển bằng quan sát, hay sử dụng phương tiện) chỉ có thể được phép bởi Bộ trưởng Nội vụ hay bởi một sỹ quan điều tra cao cấp (với sự đồng thuận của người đại diện chính quyền trung ương), khi cần thiết. Việc giám sát bí mật mang tính không xâm nhập đối với một đối tượng cụ thể (giám sát trực tiếp), như quay phim có thể được thực hiện bởi một sỹ quan cảnh sát có hàm cao cấp và phải bảo đảm yêu cầu về sự cần thiết. Việc sử dụng các nguồn tin do con người mang lại có thể cấu thành sự xâm phạm nghiêm trọng bí mật cá nhân. Chỉ có những người nhất định trong cơ quan điều tra được cho phép thực hiện việc giám sát bên trong nhà người bị tình nghi, yêu cầu bảo vệ người bị tình nghi và nguồn chứng cứ là rất cao [60] .

2. Giai đoạn xét xử

Các phiên tòa hình sự về bản chất là tranh tụng, Công tố viên có trách nhiệm trình bày lời buộc tội bị cáo theo cách thức công bằng và khách quan. Cơ quan công tố phải chứng minh tất cả các yếu tố của tội phạm. Bị cáo không được yêu cầu phải hỗ trợ Công tố viên hay chứng minh sự vô tội của mình. Nếu phiên tòa có Bồi thẩm đoàn diễn ra tại Tòa Crown thì Đoàn bồi thẩm gồm 12 người, có độ tuổi từ 18 - 70 sẽ tham gia phân tích, đánh giá chứng cứ và biểu quyết theo đa số để kết luận là bị cáo có tội hoặc không có tội.

Tòa án cấp cơ sở xét xử hầu hết các vụ án hình sự, chủ yếu là các tội ít nghiêm trọng, bằng thủ tục giản lược. Những vụ án nghiêm trọng khác được xét xử tại Tòa án cấp cơ sở hoặc Tòa án trung cấp và thông thường theo sự lựa chọn của bị cáo. Hội đồng xét xử của Tòa án cấp cơ sở gồm ba Thẩm phán không chuyên cùng một trợ lý Thẩm phán có nhiệm vụ hướng dẫn Thẩm phán không chuyên những vấn đề về luật. Hội đồng xét xử đó có thẩm quyền định tội và quyết định hình phạt. Tại các thành phố lớn, hội đồng xét xử chỉ bao gồm các Thẩm phán chuyên nghiệp. Người bị kết tội có quyền kháng cáo về việc định tội và lượng hình tới Tòa án trung cấp. Cả người bị kết án và VCT đều có quyền kiến nghị lên Tòa án tối cao đối với những vấn đề về việc áp dụng pháp luật của Tòa án trung cấp hoặc Tòa án cấp cơ sở.

Những bị cáo phạm tội nghiêm trọng được xét xử sơ thẩm tại Tòa án trung cấp với hội đồng xét xử gồm một Thẩm phán và một Bồi thẩm đoàn. Những tội nghiêm trọng nhất được xét xử sơ thẩm tại Tòa án tối cao (chi có một Thẩm phán tại phiên sơ thẩm). Kháng cáo, kháng nghị đối với các bản án này sẽ được xem xét tại phiên toà phúc thẩm của toà tối cao với thành phần gồm 3 Thẩm phán. Kháng nghị, kháng cáo giám đốc lên Tòa án tối cao đối với các vấn đề về luật do đòi hỏi từ công chúng chỉ có thể được cho phép nếu được sự chấp thuận của toà phúc thẩm hoặc của chính các thành viên của Tòa án tối cao. Khi đó việc xem xét sẽ được thực hiện bởi một hội đồng gồm 5 Thẩm phán của Tòa án tối cao.

VI. Quyền bào chữa và cơ chế đảm bảo.

Quyền bào chữa được quy định trong cả thông luật cũng như luật thành văn như Luật Nhân quyền năm 1998 (chuyển hóa ECHR). Quyền này trong tố tụng bảo đảm cả trong giai đoạn điều tra và xét xử.

Quyền được tư vấn và đại diện pháp lý được coi như một trong những quyền cơ bản của người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Theo quy định của Luật, kể từ năm 1984, một người bị bắt và bị giữ tại đồn cảnh sát có quyền “được gặp luật sư vào bất kỳ thời điểm nào” [61] . Một người được cảnh sát lấy lời khai mà không bị bắt cũng có quyền có sự trợ giúp tư vấn pháp lý.

Khi một người bị tình nghi yêu cầu tham vấn với luật sư của mình thì cảnh sát phải sắp xếp một cuộc gặp càng sớm càng tốt. Việc cảnh sát không thông báo với người bị tình nghi về quyền được tham vấn với luật sư bào chữa hay không cho phép gặp luật sư theo yêu cầu của người bị tình nghi có thể dẫn đến việc loại trừ chứng cứ có được sau đó.

Quyền được đại diện pháp lý tại phiên tòa được điều chỉnh chủ yếu bởi án lệ và không có quy định pháp luật thành văn rõ ràng nào về đại diện và trợ giúp tư vấn pháp lý. Tòa không có nghĩa vụ yêu cầu thông báo cho bị can quyền này. Trên thực tế, Tòa thường thông báo với bị can không có đại diện quyền gặp tham vấn với luật sư, đặc biệt khi họ có nguy cơ mất tự do trong thời gian bị giam khi hoãn xử, hay sẽ là đối tượng của án giam, về nguyên tắc, không có sự hạn chế về quyền của bị cáo được liên lạc với luật sư của mình.

Trợ giúp pháp lý luôn được đảm bảo cho tất cả các phiên tòa hình sự. Không có cơ chế chính thức nào cho bị can được thông báo về sự có sẵn của các nguồn trợ giúp pháp lý, ngoài những vụ án nhỏ, Tòa án thường khuyên bị can, bị cáo không được đại diện về những luật sư công hay những cơ chế trợ giúp pháp lý và thường hoãn việc xét xử vụ án để bị can, bị cáo tham vấn với luật sư của mình và thực hiện việc nộp đơn xin trợ giúp pháp lý.

VII. Trách nhiệm chứng minh trong tố tụng hình sự.

Là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng tranh tụng, cơ quan công tố phải chứng minh tất cả các yếu tố của tội phạm ngoài bất cứ sự nghi ngờ hợp lý nào, mặc dù gánh nặng buộc tội được đảo ngược liên quan đến một số vấn đề (người bị cáo buộc có thể phải chứng minh về khả năng liên quan đến bất kỳ sự bào chữa nào mà người này đã nhận tội), người bị cáo buộc nhìn chung không bị yêu cầu phải giúp Công tố viên hay chứng minh sự vô tội mình. Như đã nêu tại phần trên, Công tố viên không được phép bỏ các chứng cứ có lợi cho bị cáo.  Trong cả hệ thống tố tụng của Anh, cũng như nhiều nước theo hệ tranh tụng khác, Công tố viên được xem là một bên trong cuộc tranh luận, nhưng không được phép hành động một cách thiên vị [62] .

Trong khi đó, người bào chữa chỉ có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội cho thân chủ của mình mà thôi.

Tài liệu tham khảo

1. C. Rodrigo & B. Cusino, Tranh tụng và tố tụng, Nhà nước pháp quyền và tương lai cho cải cách tư pháp tại Chi Lê, 5 (1988) Tạp chí Luật và thương mại Tây Nam.

2. David Dixon, Clive Coleman và Keith Bothtomley (1990) 17 Tạp chí luật và xã hội.

3. David Feldmean, Luật đề cập tới việc vào nơi ở, khám xét và thu giữ (London, Buttervvorths, 1986).

4. D. J. Feldman và C. J. Miller, Nhân viên pháp luật, Khinh thường và xem xét tư pháp (1997) 11 L.Q.R.

5. D. J. Smith và J. Gray, Cảnh sát và người dân tại London: Báo cáo PSI (Aldershot: Gower, 1985).

6. E. Phillips, Cuộc chiến đổi với dân luật? Thông luật là một mục tiêu chung cho tham vọng toàn cầu về luật pháp và kinh tế, 24 (2007) Tạp chí luật quốc tế Wisconsin.

7. G. Slapper và D. Kelly trong Hệ thống pháp luật nước Anh (xuất bàn lần thứ sáu, Nhà xuất bàn Cavendish, London, 2003).

8. G. V. Kessel, Vượt quá tranh tụng tại phiên tòa hình sự nước Mỹ, 68 (1992) Tạp chí Luật Notre Dame.

9. H. L. Packer, Tòa án, Cảnh sát, và phần chúng ta còn lại, 57 (1966) Tạp chí Luật và tội phạm học.

10. J. D. Jackson và N. K. Kovalev, Xét xử có hội thẩm và nhân quyền tại châu Âu, 13 (2006) Tạp chí Luật Châu Âu Columbia.

11. J. Herrmann, Mô hình cho cải cách phiên tòa hình sự tại Đông Âu - Một cái nhìn so sánh, 127 (1996) Tạp chí Luật xuyên đại dương Saint Louis-Warsaw.

12. J. LI. J. Edward, Tổng trưởng lý, chính trị và lợi ích công (London, Sweet and Maxwell, 1984).

13. Jolowick, Mô hình tổ tụng tranh tụng và tố tụng, 52(2003) Tạp chí luật quốc tế và so sánh hàng quý.

14. L. L. Cavise, Việc chuyền đổi từ mô hình thẩm vấn sang tranh tụng, tại sao nhiều luật sư Mỹ La tinh tương tự, 53 (2007) Tạp chí Luật Wayne.

15. M. Damaska, Chứng cứ nghe nối lại và hệ lụy, 76 (1992) Tạp chí Luật Minnesota.

16. M. A. Glendon et al, Truyền thống pháp luật so sánh, nội dung, các tư liệu tham khảo và các bản án (xuất bản lần thứ 2,1994).

17. Paul Robert và Chris Willmore, Vai trò của chứng cứ khoa học giám định trong tố tụng hình sự, Nghiên cứu số 11 (London, H.M.S.O. 1993).

18. R. R. Strang, Nhiều yếu tố tranh tụng hơn, nhưng không hoàn toàn tranh tụng - Cải cách Bộ luật tố tụng hình sự Indonesia, 32 (2008) Tạp chí Luật Quốc tế Fordham.

19. S.C. Thamn, Pháp chế vả sự tùy nghi, trong Bách khoa về Luật và Xã hội: Quan niệm Hoa kỳ và Thế giới.

20. S. Shertreet, Thẩm phán xét xử, Một nghiên cứu đối với việc bổ nhiệm và kiểm soát Tòa án của Anh 2-9 (1976).

21. S. Foster, Tư pháp, quyền dân sự, nhân quyền (Nhà xuất bản Đại học Edinb.


[1] Thực chất không có sự phân định rõ rệt giữa bị can, bị cáo, một người bị tình nghi sẽ bị coi là bị cáo (the accused) sau khi cảnh sát bắt được họ và dẫn tới một thẩm phán để buộc tội họ đã bị tình nghi phạm một tội nào đó để bắt đầu các hoạt động tố tụng chính thức với người đó, giống như khởi tố bị can ở Việt Nam, từ đây, ND sẽ sử dụng thuật ngữ “bị cáo” đối với những người này - ND

[2]   Bộ trưởng Tư pháp có quyền ra một phán quyết không truy tố và dẫn đến hậu quả là, vụ án (đối với bị cáo) bị đình chỉ. Viện trưởng VCT cũng có quyền tuyên bố trước tòa là không đủ chứng cứ để tiếp tục truy tố tại phiên tòa.

[3]   Nếu vụ án bị đình chỉ, công dân vẫn có thẩm quyền đưa vụ án đó ra tòa nếu được sự đồng ý của thẩm phán với một số điều kiện nhất định-ND.

[4]   Chẳng hạn trong vụ án Hoàng gia kiện B năm 1996, bị cáo bị truy tố ra tòa về tội hiếp dâm và gây thương tích đối với một trẻ em xảy ra trước đó 20 năm, Tòa án đã phán quyết rằng vấn đề thời gian quá lâu không phải là lý do để không nên truy tố và xét xử bị cáo.

[5]   Thẩm phán Scarman tại vụ án Ferguson kiện Hoàng gia, 1979.

[6]   Khái niệm người làm chứng rất rộng, bao gồm bất cứ ai, kể cả bị cáo, người bị hại,…

[7]   Xem M. Damaska, Chứng cứ nghe nói lại và hệ lụy, 76 (1992) Tạp chí Luật minnesota, 425.

[8]   JA. Jolowich, môt hình tố tụng tranh tụng và tố tụng, 52 (2003) Tạp chí Luật quốc tế và so sánh hàng quý , 288.

[9]   Việc bổ nhiệm này có thể lâu dài hoặc chỉ trong một vụ việc, nhất là đối với những luật sư cao cấp-ND.

[10]   NB: Barrister or solicitor. Luật sư cấp thấp chỉ có thể tư vấn luật và ra tòa bào chữa ở tòa án sơ cấp. ND

[11]   Trừ vai trò có thể đứng ra làm chứng cho bên buộc tội và lúc đó họ có quyền và nghĩa vụ của người làm chứng.

[12]   Như trên.

[13]Rex.V.Woodward,[1943]29Crim.App.159.                                                                                                                 

[14]   R. V. Irwin (1987) I W. L. 902, C. A., miêu tả trong Peter Murphy (hiệu đính), thực tiễn hoạt động hình sự của Blackstone 2005 (Nhà xuất bản đại học Oxford, 2004), trang 1768 ghi lại dấu ấn của lập luận này; Sankar v. State of Trinidad and Tobago (1995) 1 WLR 194, P. C.

[15] R. V. McCann (1991) 92 Cr. App. R. 239, c. A.; R. v. Taylor và Taylor (1994) 98 Cr. App. R. 361, C. A;D. J. Feldman và C. J. Miller  Báo chí, Khinh thường Tòa án và sự xem xét lại tư pháp (1997) 113 L. Q. R.36-40..

[16] Luật về Tội khinh thường Tòa án năm 1981, phần 2 và Sch. 1. Thảo luận xem C. J. Miller, Khinh thường Tòa án hiệu đính lần thứ hai (Nhà xuất bàn Oxíord, Clarendon 1989). N. V. Lowe và B. E. Sufrin , Borrie và Lowe Khinh thuờng Tòa án hiệu đính lần thứ ba (London: Nhà xuất bản Buttenvorth, 1995); Feldman, Tự do cá nhân và nhân quyền tại nước Anh và xứ Wales, trang 749 - 765.

[17]   Xem Luật về Bồi thẩm đoàn 1974.

[18] Xem hướng dẫn của Tổng Chướng lý về thực hành quyền công tố tronẸ việc yêu cầu “dừng hoạt động” cùa thành viên nhât định cùa bôi thẩm đoàn, thể hiện trong (1989) 88 Cr. App. R. 123.

[19] R. V. Gough (1993) A. c. 646, H. L.

[20] Sander V. United Kingdom (2000) Crim. L. p.. 767, Eur. Ct. H. R.

[21]   Đối với Tòa án cấp huyện Magistrate xem Luật Tòa án Magistrate 1980, điều 4(3). Với Tòa dựa trên cáo trạng xem Lawrence V. R. (1933) A. c. 699, p. c. trang 708.

[22] Scott v. Scott (1913) A.C. 417, H.L; feldman, Quyền tự do cá nhân và nhân quyền, trang 765 - 781.

[23] Bộ luật tư pháp hình sự năm 1988, Điều 23.

[24] Xem Tổng Chưởng lý V. Leveller Magazine (1979) A. C. 440, h. L.; R. V. Watford Magistrate’s Court, ex parte Lenman (1993) Crim. L. R. 388, D. C. ; R. v. Taylor (1994) T..L R. 484, C.A ; Gibert Marcus, Nhân chứng bí mật (1990) P. L. 207 - 233.

[25] Luật khinh thường Tòa án 1981, Điều 4.

[26] Luật tré em và người chưa thành niên năm 1933, Điều 39 (sửa đổi).

[27] Luật khinh thường Tòa án năm 1981, Điều 11. Xem Clive Walker, Ian Cram và Debra Brogarth, Báo về thủ tục tại Tòa Crowwn và Luật khinh thường Tòa án 1981 (1992) 55 M.L.R. 647 - 669.

[28] Scott v. Scott (1913) A. c. 417, H. L.

[29] R. v. Reigate Justices, ex parte Argus Nevvspaper Ltd. (1983) 147 J. P. 385, D. C.; R. v. Malvem Justice, ex parte Evans (1988) Q. B. 540, D. C.

[30] Luật về thực hiện công năm 1960, Điều 12.

[31] J. Herrmann, Mô hình cho cải cách phiên tòa hình sự tại Đông Âu - Một cái nhìn so sánh, 127 (1996) Tạp chí Luật xuyên đại dương Saint Louis- Warsaw, 141.

[32] JA. Jolowick, Mô hình tố tụng tranh tụng và tố tụng, 52(2003) Tạp chí luật quốc tế và so sánh hàng quý, 288.

[33] Gằn giống với khới tố bị can (ND).

[34] PACE Điều 27, Điều 61.

[35] Khi người bị bắt được đưa đến đồn cành sát không được chỉ định, một nhân viên khác - nếu cần thiết, sỹ quan thực hiện việc bắt - phài thực hiện các nghĩa vụ như nhân viên phụ trách việc giữ. Xem PACE, Điều 36(4), (7). Như hình dung, điều này có thể nảy sinh một số khó khăn trong việc xung đột về mặt lợi ích.

[36] PACE Điều 37(7).

[37] PACE Điều 32(1), (8).

[38] PACE Điều 32(2)(a)(5)(9).

[39] PACE Điều 32(2)(b)(6). Ghi chú rằng phần (7) liên quan đến giới hạn cho phép cùa việc khám nơi ờ bao gồm hai hay nhiều đơn nguyên tách biệt.

[40] PACE Điều 30 (10).

[41] PACE Điều 42.

[42] PACE Điều 41.

[43] PACE Điều 43, Điều 44.

[44] PACE Điều 2(9)(b).

[45] PACE Điều 117.

[46] Luật A, đoạn 3.1 - 3.3.

[47] PACE Điều 3.

[48] R. V. Cành sát trường vùng Warickshire, ex parte Fitzpatrick (1998) I All E. R. 65, c. A.

[49] Entick V. Carrington (1765) 2 Wils 275. Xem chung tại David Feldmean, Luật đề cập tới việc vào nơi ờ, khám xét và thu giữ (London, Buttervvorths, 1986).

[50] PACE, Điều 16(3), được sửa đổi bằng Luật cành sát và tội phạm có tổ chức nghiêm trọng năm 2005, Điều 114(8) (a).

[51] PACE Điều 16(5); R. V. Longman (1988) I W. L. R. 609, C. A.

[52] Luật B đoạn 5.7.

[53] PACE Điều 117.

[54] Các quy định cùa Luật thẩm quyền điều tra năm 2000, Điều 5.

[55] Các quy định cùa Luật thẩm quyền điều tra năm 2000, Điều 17.

[56] Luật cành sát năm 1997, Điều 92, Điều 93.

[57] Luật cành sát năm 1997, Điều 97.

[58] Luật cành sát năm 1997, Điều 97.

[59] Luật cành sát năm 1997, Điều 93(2)(4).

[60] Luật về các quy định điều tra năm 2000, Điều 29.

[61] PACE năm 1984, Điều 58.

[62] J. Herrmann, Mô hình cho cài cách phiên tòa hình sự tại Đông Âu - Một cái nhìn so sánh, 127 (1996) Tạp chí Luật xuyên đại dương Saint Louis- Warsaw, 140.

Nguồn: TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI.

Thích và chia sẻ bài viết này

Tin tức khác

Theo Dõi Trên FACEBOOK

Theo Dõi Trên Google Plus

Thống Kê