Thủy Kính tiên sinh: Sự ẩn hiện huyền cơ trong Tam Quốc. Bài 2: Một kỳ nhân đầy bí ẩn
Sổ tay hướng dẫn Thẩm phán và Thư ký Toà án tại Hoa Kỳ trong soạn thảo văn bản tố tụng (4)
Điều quan trọng trên hết là một bản tường trình sự kiện phải chính xác. Tác giả không được giả định về tính chính xác của các sự kiện nêu trong bản tóm tắt của các bên. Cách duy nhất là phải kiểm tra lại tính đúng đắn của những sự kiện được trích dẫn so với hồ sơ, ngoài ra không còn cách nào khác.
Cho dù luật sư có giỏi như thế nào, thẩm phán có lúc có thể thấy rằng các sự kiện nêu trong hồ sơ khác với những gì chúng được nêu trong bản tóm tắt. Nếu thẩm phán không có thời gian để tự mình đọc lại hết toàn bộ hồ sơ thì thẩm phán đó có thể cử một thư ký tòa án đọc và chỉ dẫn cho người này đánh dấu lại toàn bộ các phần có liên quan để mình kiểm tra.
Thảo luận về các nguyên tắc pháp lý
Đây là phần trọng tâm của một văn bản tố tụng. Nội dung của phần này phải chứng tỏ được rằng các kết luận mà tòa án đưa ra là có cơ sở và hợp lý. Phần này cần thuyết phục được người đọc về tính chính xác của kết quả giải quyết vụ việc bằng sức nặng của sự lập luận chứ không phải bằng cách cổ xúy hoặc lý lẽ. Thẩm phán phải xử lý vấn đề quyền hạn mà người ta có thể cho là đối lập và các ý kiến phản đối và phải đối diện với các vấn đề một cách dứt khoát và xử lý dứt điểm. Mặc dù bản ý kiến không phải đề cập tới từng vụ án và từng luận điểm, song phần tranh luận phải thật đầy đủ để bên thua kiện thấy rằng mọi yếu tố cơ bản liên quan đến vị thế của bên này đã được cân nhắc thấu đáo.
Dưới đây là hướng dẫn đối với phần thảo luận về các nguyên tắc pháp lý.
Tiêu chuẩn xem xét
Văn bản tố tụng cần nêu rõ ngay từ đầu tiên những chuẩn mực khi áp dụng các nguyên tắc pháp lý. Điều này tạo ra sự chính xác việc phân tích của người viết văn bản. Có thể tham khảo các ví dụ về các tiêu chuẩn xem xét trong Phụ Lục C.
Trình tự thảo luận
Tòa án không nên đi theo cách tổ chức vấn đề của luật sư và cũng không bắt buộc phải trình bày các vấn đề theo thứ tự mà luật sư đã sử dụng. Việc các vấn đề được trình bày theo trình tự nào được quyết định bởi cách cấu trúc của văn bản tố tụng. Nhìn chung, cần thảo luận về các vấn đề có tính xét định trước. Trình tự đặt vấn đề sẽ phụ thuộc vào cách lập luận của văn bản đã được chuẩn bị. Nếu cần phải đề cập tới các vấn không có tính xét định – để nhằm mục đích giáo dục hoặc hướng dẫn – thì nên để dành tới phần cuối của văn bản.
Đề cập tới vấn đề nào
Theo khuyến nghị chung, một văn bản tố tụng không nên đề cập tới những vấn đề khác ngoài những vấn đề cần được giải quyết để xét xử vụ việc. Nếu tòa án cho rằng cần đề cập tới một vấn đề có tính xét định song không phải do các bên đưa ra thì tòa án cần thông báo điều này cho luật sư và phải tạo điều kiện để tóm lược vấn đề.
Có những vấn đề không cần thiết đối với việc đưa ra quyết định của tòa án song theo yêu cầu của bên thua kiện vẫn phải được mang ra thảo luận nhưng chỉ trong chừng mực hợp lý để chứng tỏ rằng các vấn đề đó đã được xem xét thỏa đáng. Tuy nhiên, ranh giới giữa thế nào là cần thiết và thế nào là không cần thiết không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đôi khi, lý do ra quyết định của tòa án có thể được giải thích đầy đủ bằng việc thảo luận về những vấn đề không thuộc phạm vi phần nhận định. Hơn thế nữa, đứng từ góc độ tính kinh tế và hiệu quả, tòa án cũng có thể đề cập tới những vấn đề không cần thiết đối với quyết định của tòa song lại có tác dụng hướng dẫn đối với các tòa cấp dưới khi trả lại vụ án để điều tra thêm. Tuy nhiên, nếu làm như vậy, thẩm phán nên tránh xét đoán trước các vấn đề mà họ không xem xét và để tránh đưa ra các quan điểm, ý kiến có tính tham mưu và bày tỏ các quan điểm không cần thiết có thể trói tay tòa án trong những vụ việc trong tương lai.
Các cách nhận định thay thế
Việc trình bày các lý do độc lập và tách biệt khi đưa ra một quyết định có tác dụng bổ sung thêm sức mạnh cho quyết định đó song lại ảnh hưởng xấu tới giá trị của quyết định này với tư cách là một án lệ. Giáo sư Bernard Witkin cho rằng các thẩm phán nên tránh đưa ra các quyết định có tính “cho dù” hoặc “giả định rằng”. Các tuyên bố kiểu “cho dù các sự kiện khác đi” hoặc “giả sử chúng ta không đưa ra các kết luận như vậy” sẽ làm ảnh hưởng tới tính thuyết phục của nội dung nhận định. Giáo sư này cũng đã đề xuất hoặc là chỉ nên dùng cách lập luận như vậy trong những vụ án có khả năng đạt được các kết luận của số đông hoặc là nên tránh hoàn toàn cách dùng những từ này. Đối với những văn bản tố tụng không thể có tác động như một án lệ thì tòa án đưa ra quyết định của mình cần dựa trên nhiều lý do có thể thay thế nhau..
Trích dẫn vụ án
Hầu hết các quy định của luật đều được hỗ trợ thỏa đáng bởi việc viện dẫn các quyết định mới nhất của tòa án khu vực liên quan tới quy định đó hoặc một quyết định có tính bước ngoặt nếu có. Việc xâu chuỗi các nội dung trích dẫn và các văn bản về lịch sử của một quy tắc pháp luật nào đó sẽ chẳng có tác dụng gì nếu một vấn đề đã được giải quyết tại khu vực tư pháp. Các thẩm phán nên biết cách tránh việc thể hiện sự uyên bác của mình (hoặc của các thư ký tòa án) cho mọi người. Nếu khu vực tư pháp này không có thẩm quyền, thì nên trích dẫn thẩm quyền về quy định đó của một khu vực khác. Tuy nhiên, nếu một văn bản tố tụng là nền móng cho một quy tắc mới của pháp luật, thì tòa án cần dẫn dắt vấn đề thẩm quyền hiện hành và phân tích sự phát triển của luật pháp một cách đầy đủ để hỗ trợ cho quy tắc mới đó.
Các nguồn quy định khác
Các quy định pháp luật hoặc các nguồn pháp luật khác đang được rà soát thì các nguồn này cần được trích dẫn một cách cẩn trọng và chỉ nhằm một mục đích duy nhất. Mục đích đó có thể là đảm bảo độ tin cậy của nội dung phân tích để củng cố cho phần biện luận của văn bản tố tụng. Có một số tác giả với trình độ chuyên môn có uy tín trong ngành tới mức, ngay cả trong trường hợp không có một án lệ nào, thì nhận xét chuyên ngành của họ rất có sức thuyết phục. Đôi khi, những tài liệu công khai hoặc các tác phẩm khác đã được công bố cũng có giá trị đối với những vấn đề cần xem xét có liên quan về lịch sử hoặc chính sách.
Trích dẫn nguyên văn
Nếu có một nội dung quan trọng nào đó trong văn bản tố tụng trước đó đã được bàn tới rất cụ thể, thì việc trích nguyên văn những nội dung đó từ một vụ án có thể sẽ có tính thuyết phục hơn. Tuy nhiên, tác động của việc trích dẫn nguyên văn tỷ lệ nghịch với chiều dài của nội dung trích dẫn. Do đó, chỉ nên trích dẫn ngắn gọn và chỉ nên trích dẫn khi nội dung trích dẫn thể hiện một ý quan trọng.
Tránh tuyên truyền
Việc biện hộ cho một quyết định của tòa đôi khi phải đi kèm với việc giải thích tại sao những luận điểm đối lập lại không được chấp nhận. Tuy nhiên, khi đề cập tới các lý lẽ tranh cãi của bên thua kiện, nên tránh không để văn bản tố tụng biến thành một bản tranh cãi giữa thẩm phán và các luật sư hoặc các thẩm phán khác của tòa hoặc của tòa cấp dưới. Nếu bên thua kiện đưa ra các lý lẽ phản đối quan trọng, thì bản ý kiến cần giải thích tại sao các lý lẽ đó lại bị từ chối, chứ không nên bác bẻ lại từng điểm một trong phần biện luận của bên thua kiện hoặc dùng một giọng văn gây bất đồng hoặc gây tranh cãi.
Một văn bản tố tụng cần phải thể hiện nội dung buộc tội một cách khách quan. Những yếu tố cảm xúc và tình cảm cá nhân cần phải được gạt bỏ và tránh sử dụng tính từ hoặc trạng từ trừ phi chúng đóng góp những thông tin quan trọng cho nội dung quyết định mà tòa đưa ra.
Đối xử với tòa cấp dưới
Các văn bản tố tụng của tòa phúc thẩm nên sửa những sai sót của tòa cấp dưới và hướng dẫn về việc điều tra lại mà không nên thêu dệt tình tiết cũng như không được chỉ trích tòa cấp dưới. Một văn bản tố tụng của tòa cấp trên khi hủy bỏ quyết định của tòa cấp dưới cũng không cần phải công kích, phê phán phán quyết và thái độ của tòa cấp dưới. Không nên chỉ trích vì những lý do không cần thiết, chẳng hạn vì không xem xét vấn đề thẩm quyền hoặc vì dựa vào các động cơ không thỏa đáng.
Đoạn/Câu kết
Trong phần kết luận quan trọng nhất của văn bản, Tòa phúc thẩm không nên chỉ thị cho tòa hoặc cơ quan cấp dưới theo kiểu đánh đố trong việc giải quyết một vụ án. Trong trường hợp cần trả lại vụ án để điều tra, nếu chỉ nói một cách đơn giản là “để tiếp tục giải quyết theo nội dung của bản ý kiến này” thì sẽ khiến cho tòa cấp dưới rất hoang mang. Nội dung của văn bản tố tụng này phải nêu rõ những gì mà tòa án hoặc các cơ quan cấp dưới cần làm, tất nhiên, không được vượt quá phạm vi quyền tự quyết của tòa án hoặc cơ quan cấp dưới. Ngay cả trong trường hợp đó, thì quyết định của tòa phúc thẩm chỉ là quyết định về luật còn tòa và các cơ quan cấp dưới khi điều tra lại vẫn có quyền thực hiện các quyền tự quyết của mình.
Tham khảo Phụ Lục D để tìm hiểu về mẫu các đoạn kết bao gồm các chỉ thị rõ ràng đối với các tòa hoặc cơ quan cấp dưới.
Xét xử theo thủ tục rút gọn
Hình thức xét xử này được áp dụng trong những vụ án chỉ có các bên đương sự và luật sư của họ quan tâm tới kết quả, các tình tiết không phức tạp và các án lệ đã rõ ràng. Việc xét xử theo hình thức này có thể được thực hiện dưới dạng Lệnh một phán quyết hoặc một biên bản tóm lược. Xin tham khảo Phụ lục B.
Tòa án phải nêu lý do tiến hành xét xử theo thủ tục rút gọn. Nếu việc xét xử này tuân theo một quy tắc của khu vực hoặc địa phương, thì quy tắc đó phải được viện dẫn.
Hội đồng xét xử ban hành một phán quyết bằng lời
Các hội đồng xét xử phúc thẩm rất hiếm khi đọc phán quyết bằng lời. Nếu làm như vậy, các quyết định của hội đồng thường có thể được đưa vào một lệnh đơn giản chỉ có một dòng và các lý do được thể hiện bằng lời.
Các thẩm phán xét xử thường đọc ngay quyết định của mình. Ngay cả sau phiên xét xử Quy tắc Tố tụng Dân sự Liên bang 52(a) vẫn cho phép các thẩm phán tuyên bố bằng lời các phát hiện về sự kiện và các kết luận của mình. Cách làm này góp phần tiết kiệm thời gian và giảm bớt khối lượng đơn đề nghị. Mặc dù thẩm phán vẫn phải đưa ra các nhận xét độc lập của riêng mình về vấn đề sự kiện và luật áp dụng, song việc yêu cầu các luật sư nộp trước các bản nhận xét và kết luận đề xuất trước khi xét xử góp phần tạo điều kiện cho việc ra quyết định bằng lời. Đôi khi, có thẩm phán công bố bằng lời về quyết định của mình, hoặc một quyết định đề xuất và sau đó nói rằng một văn bản tố tụng sẽ được công bố sau. Cách làm này có những rủi ro nhất định vì khi một vụ án được quyết định thì áp lực sẽ không còn nữa nên thẩm phán có thể sẽ thấy khó khăn trong việc soạn thảo văn bản tố tụng. Hơn nữa, thẩm phán có thể thấy khó khăn vì sau đó phải soạn thảo một văn bản tố tụng có nội dung thống nhất với quyết định mà mình đã công bố miệng trước đó. Bởi vì nội dung soạn thảo sau này có thể khác với nội dung đã công bố miệng ban đầu.
(còn tiếp…)
TRUNG TÂM TƯ PHÁP LIÊN BANG (HOA KỲ) – DỰ ÁN USAID STAR-Plus (Dịch từ bản gốc tiếng Anh là Judicial Writing Manual)*