Thủy Kính tiên sinh: Sự ẩn hiện huyền cơ trong Tam Quốc. Bài 2: Một kỳ nhân đầy bí ẩn
Thiết chế phản biện xã hội (3)
3. Phản biện xã hội – nhân tố quan trọng của phát triển : Phản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động.
Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội dối với hệ thống chính trị. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng.
Chính vì phản biện có vai trò quan trọng như vậy với xã hội nên trong Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng X đã đề cập việc "xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dần đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bố".
Phản biện như một hành vi có chất lượng khoa học của phê phán
Trước mỗi hành vi chính trị đều có những ý kiến khác nhau. Những ý kiến này thường tồn tại ở các cấp độ khác nhau. Từ tán thành đến chưa tán thành, từ chỉ trích đến phê phán, từ phản biện đến phản đối, thậm chí là sự kịch liệt phản đối đến nổi loạn. Trong các trạng thái đó, phản biện được coi là hành vi có chất lượng khoa học của sự phê phán khiến xã hội có thể chấp nhận một cách "tâm phục khẩu phục".
Không có "phản biện" sẽ không có phát triển. Bởi lẽ, khoa học là một chuỗi sai lầm được sửa chữa. Mà sửa chữa được, là nhờ có phản biện. Tức là sự tranh luận có chất lượng khoa học chứ không phải là sự cãi vã nhằm phê phán cái sai. Từ đó có thể chấp nhận cái đúng, loại bỏ cái sai để cho cái đúng được tiếp tục đúng. Nhưng, cũng không chỉ với khoa học. Những "sai lầm được sửa chữa" ấy không kiêng dè, loại trừ bất cứ một lĩnh vực nào trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của một đất nước. Quá trình dẫn đến “đổi mới" là kết quả của một quá trình phản biện xã hội lâu dài đối với mô hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp quan liêu đã từng đưa nền kinh tế đất nước đến bên bờ vực của khủng hoảng.
Sự sống không bao giờ đứng yên một chỗ, trái lại, luôn luôn vận động và phát triển. Nhân tố mới xuất hiện với sự hợp lý hơn sẽ thay thế cho hiện thực cũ đang tiêu vong. Đối với triết học biện chứng thì không có gì là tuyệt đối cả. Vì thế sẽ là phản biện chứng với những ai tự dành cho mình cái quyền luôn luôn đúng tuyệt đối đúng, thậm chí chỉ "đúng trở lên"!
Phản biện như một nhân tố không thể thiếu của phát triển
Lịch sử cho thấy, sự độc quyền kéo dài thường là nguyên nhân chính của sự trì trệ. Lý do đơn giản họ chỉ quen độc thoại chứ không chấp nhận đối thoại.
Cũng có nghĩa là không chấp nhận có sự phản biện đế tranh luận đúng sai. Thói quen độc thoại suy cho kỹ, là thói quen của người có quyền lực và là biểu hiện sự tha hóa của quyền lực. Chuyện ấy cũng không có gì khó hiểu. Khi đã yên vị trên cái ghế quyền lực rồi, nếu không thật sự có bản lĩnh, rất dễ ngại sự đổi thay, vì đổi thay có thể làm lưng lay cái ghế quyền lực của mình. Bởi lẽ, mỗi bước tiến mới sẽ tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tới cái thiêng liêng, là một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ đang chứa trong nó những mầm mống của sự tha hóa nhưng được tập quán thần thánh hóa. Chính cái tập quán này là một sức trì kéo ghê gớm mà con mắt trực quan đôi khi không nhận ra. Cần phải có cái nhìn biện chứng để thấy được rằng, khi đã thực hiện được một cuộc thay đổi nhân sự trong chính quyền thì thông thường nhân tố mới trước kia là cách mạng không lâu sau đó sẽ trở thành bảo thủ. Cũng chính vì quy luật này, nên phản biện xã hội không phải lúc nào cũng có cơ hội tồn tại một cách sinh động nếu người nắm quyền không cởi mở.
Theo ông Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch Invest Consult Group, phản biện là một hoạt động đương nhiên trong một xã hội dân chủ. Nếu thiếu đi hoạt động này là do xã hội không có năng lực phản biện hoặc không được thực hiện năng lực phản biện.
Muốn để nhân dân thực hiện được chức năng phản biện, điều cần thiết là họ phải được trang bị những phương tiện và điều kiện cần thiết. Trong một số buổi nói chuyện với cơ sở gần dây, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nhiều lần nhắc nhở "tôn trọng những ý kiến khác biệt”. Đây là một bước tiến bộ ở Việt Nam. Nhưng để ý tưởng này có thể đi vào đời sống, chúng ta cần tạo ra những cơ chế cụ thể trong đó phải kể đến việc lấp đi những "khoảng trống" quan trọng trong hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Để phản biện xã hội trở thành một thói quen thường trực
Như đã nói ở trên, phản biện xã hội như là một nhân tố không thể thiếu được của sự phát triển. Nếu chúng ta tạo môi trường cho phản biện xã hội phát triển như một hoạt động phê phán có chất lượng khoa học, sẽ tạo ra được động lực thường xuyên cho sự phát triển. Muốn vậy, điều đầu tiên là chúng ta phải tạo ra một môi trường xã hội, trong đó quyển được nói cần phải được coi trọng. Có như thế, chúng ta mới có những hoạt động phản biện một cách có chất lượng.
Để đạt được điều đó trước hết chúng ta phải có một xã hội dân sự. Thêm vào đó là, Việt Nam phải xây dựng một Nhà nước pháp quyền hoàn thiện, đúng nghĩa của từ này. Bởi lẽ, chỉ cô một Nhà nước pháp quyền với những yếu tố đầy đủ của nó, mới có thể tạo ra sự độc lập của các cơ quan quyền lực. Sự độc lập của các cơ quan quyền lực là điều kiện cần để sự phản biện xã hội tồn tại và phát triển.
Xã hội dân chủ cũng là điều kiện cần cho việc mở rộng dân chủ. Khi người dân được quyển bày tỏ, sẽ giúp cho các nhà chính trị có thể lắng nghe một cách chân thành và nghiêm tức tiếng nói từ bên dưới, từ đó mới có thể nhận được những thông tin phản hồi trung thực để điều chỉnh và sửa sai nhằm hoàn thiện chủ trương, đường lối chính sách. Quá trình dân chủ hóa xã hội ta đã có những khởi sắc nhưng đây đó thói quen chỉ muốn độc thoại chứ không thích đối thoại vẫn chưa hẳn đã hết.
Sự hạn chế của năng lực tư duy khiến người ta không muốn thay đổi, từ đó họ cho mình cái quyền độc thoại để chỉ ban phát ý kiến dẫn dắt, mà không quen lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ cuộc sống, từ dòng chảy cuồn cuộn của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Thói quen độc thoại tự cho mình đã biết tất cả, chân lý là đã có sẵn, chỉ cần lấy ra rao giảng, chính là biểu hiện tha hóa của quyền lực. Ngược lại tác phong đối thoại được xác lập từ nhận thức rằng chân lý đến từ quá trình tìm tòi, suy ngẫm phân tích và tiếp nhận trong dòng chảy miệt mài liên tục của cuộc sống.
Sự mở cửa giao lưu với thế giới bên ngoài, sự hội nhập ngày càng sâu của nền kinh tế không cho phép chúng ta bảo thủ. Việc hạn chế phản biện xã hội hay duy trì sự phản biện chất lượng kém sẽ dễ đẩy một đất nước đi vào vòng xoáy của chuyên chế, độc tài sẽ kìm hãm sự phát triển của chính xã hội ấy.
Phản biện xã hội với sự phát triển của Việt Nam
Bất kỳ cuộc cải cách xã hội nào cũng cần thiết một sự đồng thuận. Nhưng mâu thuẫn không tránh khỏi của phát triển luôn tồn tại: sự biến đổi mô hình kinh tế đi nhanh hơn, dẫn đến sự “hụt hơi” của các mặt khác trong cuộc sống trên đồng thời một quỹ đạo thời gian. Kết quả của sự lệch pha này dẫn đến xu hướng phân hoá xã hội thành các nhóm khác nhau về lợi ích và mục tiêu.
Hãy hình dung xã hội như căn hộ bao gồm một gia đình có nhiều người con. Do khác nhau về tuổi tác, thể chất, giới tính… tạo cho mỗi cá thể sự khác biệt về sở thích và thói quen. Va chạm tự nhiên của các lợi ích hay các nhóm lợi ích này sinh ra mâu thuẫn (conflict of interests). Có mâu thuẫn thì xuất hiện tranh luận. Sự dung hoà lợi ích của các thành viên trong gia đình thường được giải quyết bởi tiếng nói cuối cùng của người lớn, bằng những lý lẽ – có phần chủ quan – cha mẹ sẽ ưu tiên cho một người con. Hoặc tạo điều kiện cho tất cả cùng có điều kiện phát triển.
So sánh khác với thí dụ đơn giản trên, sự dung hoà lợi ích của cuộc sống thực đan xen và phức tạp hơn rất nhiều lần. Trong mô hình quản lý xã hội hiện đại, có hai yếu tố quan trọng luôn được đề cập tới. Một, Nhà nước là đơn vị cao nhất để giải quyết các mâu thuẫn, hoạt động theo luật pháp. Hai, dù dưới hình thức thể chế chính trị nào đi nữa, vai trò và tác động của người dân lên chính quyền cũng như các chính sách công là không được phép xâm phạm, như phương châm qua câu phát biểu nổi tiếng của tổng thống Hoa kỳ Abraham Lincoln, xây dựng một chính quyền của dân, do dân và vì dân (Government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the Earth).
Từ hai yếu tố trên, hình thành nhu cầu tất yếu: Một chính quyền của dân, do dân và vì dân thì không thể không lắng nghe dân nói, dù người dân đó thuộc tầng lớp nào, thành phần nào. Ngoài những lối minh hoạ, tán dương, khen thưởng, còn cần có góc nhìn trực diện vào những mặt khác nhau của vấn đề, góc nhìn qua lăng kính phản biện xã hội.
Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, tại phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và các đoàn thể nhân dân (ĐTND) có viết: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để MTTQVN và các ĐTND thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”. Tài liệu Tham thảo: Về phản biện xã hội 30 Nếu không có sự giám sát, quyền lực có xu hướng được sử dụng để trở thành lợi ích. Đặc biệt trong điều kiện một Đảng cầm quyền như ở nước ta hiện nay, nhu cầu xây dựng các đoàn thể quần chúng trở thành người đại diện thật sự và có thẩm quyền của các tầng lớp nhân dân, có tiếng nói đối với Đảng, với mọi công việc của đất nước là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết.
Làm sao hình thành văn hoá "tranh luận"
Không nghi ngờ gì nữa, xã hội càng phát triển nhu cầu tranh biện càng trở nên tự nhiên như hơi thở trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc áp dụng điều tự nhiên ấy vào quản lý xã hội lại là việc không đơn giản.
Ít nhất có ba vật cản về phạm trù tâm lý đối với PBXH: (1) Sự khó chịu thường tình với ai "trái ý". Người ta vẫn hay ca ngợi "Người hay cãi" nói chung nhưng vẫn ác cảm với "Người hay cãi" cụ thể ở trong đơn vị của mình, dưới quyền mình. Theo lối thông thường mọi người vẫn chuộng “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hơn là “thẳng mực tàu đau lòng gỗ”. (2) Sự lo ngại sẽ nảy sinh cái gì đó "bất ổn", ảnh hưởng đến vị thế của cá nhân hay cơ quan quyền lực. Lo lắng quá đáng chuyện phản biện xã hội dẫn đến phản kháng, gây mất ổn định, trong đa số các trường hợp xuất phát từ căn bệnh ích kỷ của người, của cấp đang có quyền lực. Mà căn bệnh ích kỷ ấy cũng rất tự nhiên, rất khó tránh. (3) Một yếu tố nữa rất chủ quan của mỗi người: Ngại việc. Ngại mất thời gian; ngại tốn tiền bạc (một cuộc trưng cầu dân ý dĩ nhiên là tốn kém, không thể làm tràn lan được). Và thường có tâm lý “Trăm người trăm ý, chắc gì đã hơn một người quyết".
Tiếp cận dưới cách nhìn lịch sử tiến hoá, có thể đưa ra một nhận xét khái quát: So với sinh vật thích nghi với môi trường trực tiếp bằng cơ thể, nên sự phát triển của chúng là thay đổi cấu tạo cơ thể để có thể thích nghi cao hơn. Con người thích nghi với môi trường bằng tư liệu sản suất và những sản phẩm do mình chế tạo ra. Vì thế sự phát triển của con người nằm ở công đoạn cải tiến tư liệu sản xuất, mà động lực chính là thông qua trí tuệ.
Ở đây hai vế tương hỗ với nhau trong một bài toán đã dần dần rõ ràng đáp số. Vế thứ nhất, trí tuệ được hình thành qua quá trình cá nhân tự thu thập kiến thức từ bên ngoài vào, qua học tập, sách vở, cuộc sống…
Ngược lại, kiến thức được mở rộng, kế thừa, giao thoa… thông qua vế thứ hai, nằm ở quy trình ngược (freeback) của mỗi cá nhân khi họ đem sự hiểu biết của mình ra trao đổi. Nhờ tranh luận, phê bình, phản biện… giúp gạn lọc những “hạt nhân hợp lý”, sao cho cái còn lại cuối cùng phù hợp nhất với khoa học và thực tiễn cuộc sống.
Khi chấp nhận trí tuệ đóng vai trò cốt lõi của sự phát triển (chúng ta vẫn đang hướng đến mục tiêu xây dựng nền kinh tế tri thức trong tương lai), thì sự khó chịu do ý kiến khác mình, là những lo ngại không cần thiết. Về mặt thực tiễn cuộc sống, ngay cả trong mô hình từng gia đình, các giải pháp áp đặt từ trên xuống của cha mẹ, thầy cô… hiện nay đã không còn mang lại hiệu quả như trước.
Thử suy nghĩ rộng ra xã hội: thay vì e ngại, áp đặt, ngăn cấm,… chúng ta nên hướng dẫn sự tranh luận, cách giải quyết mâu thuẫn trở thành những cuộc thảo luận chuyên nghiệp mà biểu hiện cao nhất của nó là sự phản biện. Phản biện xã hội chính là cách thức cân bằng tốt nhất đối với các “tập đoàn lợi ích”, giúp họ phản ánh tiếng nói của mình để những nhà quản lý, chính trị gia uốn nắn, điều chỉnh lại các chính sách cho phù hợp với đòi hỏi của quần chúng số đông.
Tuy không phản bác ý kiến nhận định người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thường mang nặng tâm lý “dĩ hoà vi quí”, "một tạ cái lý không bằng một tý cái tình”, nhưng không nên nghĩ vì thế mà chúng ta không thể tự tạo cho mình một môi trường văn hoá tranh luận phù hợp với tình hình đất nước hiện nay.
Bên cạnh những hạn chế về khía cạnh tâm lý xã hội và con người, chúng tôi cho rằng: Văn hoá tranh luận vẫn có thể được hình thành một cách có hệ thống nếu chúng ta tiếp cận vấn đề dưới một góc nhìn bao quát hơn, góc nhìn thông qua việc phân tích tác động chung của chính sách và cơ chế.
TRÍCH DẪN TỪ TÀI LIỆU THAM KHẢO “VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI” CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI
DẪN LẠI TỪ : THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ